Phong cách Minimalism: Xu hướng thiết kế nội thất mới
Minimalism là gì? Vì sao phong cách Minimalism lại cuốn hút đến thế? Làm thế nào để tạo dựng nên một không gian sống chuẩn "Minimalism"? Cùng khám phá ngay trong bài viết dưới đây của Quạt Trần Italia nhé.
1. Phong cách Minimalism trong nội thất & kiến trúc
Minimalism hay còn được biết đến với tên gọi phong cách tối giản, là một trong những phong cách kiến trúc và thiết kế nội thất được khách hàng ưa chuộng nhất hiện nay.
"Cha đẻ" của phong cách tối giản trong kiến trúc là Ludwig Mies van der Rohe (1886 – 1969), một kiến trúc sư tài hoa của nước Đức. Ông đã xây dựng nền móng cho kiến trúc Minimalism với những không gian đơn giản và tinh tế từ các mặt phẳng, đường thẳng, đường vuông góc,...
Phong cách Minimalism trong nội thất nở rộ vào những năm 90 tại Bắc Âu, sau đó lan rộng tới châu Mỹ. Tại châu Á, phong cách tối giản xuất hiện lần đầu tiên tại Nhật Bản. Trong vài năm trở lại đây, Minimalism bắt đầu xuất hiện và ngày càng trở nên phổ biến tại Việt Nam.
2. 4 nguyên tắc vàng trong phong cách thiết kế Minimalism
"Less it more"
Less it more - càng ít càng tốt, chính xác là những gì mô tả về phong cách Minimalism.
Đơn giản và không có chi tiết thừa. Từ kiến trúc tới nội thất, mọi thứ được đơn giản hóa và tạo nên những mặt phẳng có tính liền mạch, bố cục tổng thể được sắp xếp chặt chẽ nhưng vẫn giữ lại được sự sạch sẽ, thông thoáng.
Ánh sáng
Trong phong cách tối giản, ánh sáng là một yếu tố cực kì then chốt, đặc biệt là ánh sáng tự nhiên, giúp tạo nên những hiệu ứng thẩm mỹ cho không gian.
Ánh sáng tạo nên hiệu ứng bóng đổ trên các vật dụng nội thất phong cách Minimalism, tôn lên hình khối cũng như kiến trúc ngôi nhà.
Màu sắc
Trong một không gian nội thất Minimalism thường chỉ sử dụng tối đa 03 ~ 04 màu sắc khác nhau, được chia thành:
- Màu chủ đạo: chiếm tỷ lệ 60%, thường sử dụng các gam màu trung tính hoặc tone nhạt (trắng, xám, ghi, beige, xanh nhạt,...) có tác dụng làm nổi bật các đồ nội thất khác.
- Màu phụ: tỷ lệ khoảng 30%, được sử dụng với mục đích là "pha trộn và kết nối" không gian, tạo nên một phong cách Minimalism hài hòa hơn. Một số màu phụ được sử dụng phổ biến nhất là hồng, cam, xanh lá, nâu.
- Màu điểm nhấn: thường chỉ chiếm 10% tổng diện tích căn phòng, có tác dụng tạo nên sự tương phản, tôn lên các chi tiết quan trọng và ấn tượng trong không gian. Màu điểm nhấn thường có sự tương phản với màu chủ đạo, có tính chất "mạnh" ví dụ như màu đỏ, vàng, xanh dương, đen, v..v..
Trang trí nội thất
Các đồ dùng chỉ có mục đích trang trí thường rất hiếm xuất hiện trong phong cách Minimalism. Một căn phòng chuẩn Minimalism chỉ xếp đặt những vật dụng cần thiết, có kiểu dáng đơn giản (chỉ gồm mặt phẳng, đường thẳng chứ không hề có các họa tiết hay hoa văn cầu kì).
Một số đặc trưng về vật liệu sử dụng trong phong cách nội thất Minimalism:
- Đơn sắc
- Bề mặt trơn nhẵn
- Hạn chế hoặc không có họa tiết trang trí
3. Bí quyết để tạo nên một không giản chuẩn phong cách Minimalism
- Thiết lập một không gian sống gọn gàng, ngăn nắp
Gọn gàng là từ khóa chính cho phong cách tối giản. Đồ đạc nội thất cần được xếp đặt ngăn nắp và cần được giản lược, loại bỏ định kì nếu không sử dụng tới.
Không gian sống gọn gàng "thoáng mắt" là tiền đề giúp bạn tận hưởng trọn vẹn hơn những giá trị sống.
- Không gian cân bằng & hài hòa
Trong phong cách Minimalism giữa các vật dụng nội thất cần có sự hài hòa, tương đồng về màu sắc, kiểu dáng thiết kế,... Không nên có một món đồ nào đó quá nổi bật hoặc lấn át các chi tiết nội thất khác.
Màu sắc sử dụng cho không gian phòng hay đồ nội thất nên có sự tương đồng, nên chọn các tone màu trung tính hoặc nhẹ nhàng để tạo sự liền mạch và cảm giác không gian thoáng rộng hơn.
- 1 vài điểm nhấn thú vị
Những chi tiết nhỏ như một món đồ nội thất độc đáo, màu sắc điểm nhấn hay hiệu ứng ánh sáng lạ mắt sẽ tô điểm thêm cho không gian nội thất Minimalism của bạn mà không làm xáo động tính nhất quán.
4. Các mẫu thiết kế nội thất phong cách Minimalism đẹp
Trên đây là những thông tin về phong cách Minimalism, Quạt Trần Italia hy vọng bài viết sẽ giúp bạn hiểu thêm về phong cách thiết kế nội thất & kiến trúc này. Theo dõi các bài viết tiếp theo để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích khác nhé!